- Nov 18 9:22 PMMới tám giờ ba mươi sáng, vợ chồng chúng tôi đã vội vã ra đi, trên chiếc xe máy của đứa cháu ngoại, con đường phố Sài Gòn tấp nập xe cộ, vừa lạ đường, vừa lạ người, chúng tôi vừa đi, vừa hỏi đường, vừa dò bản đồ mãi đến một giờ rưởi sau chúng tôi mới đến nhà anh chị Cường. Đoạn đường này chỉ dài có tám cây số. đến nơi tôi thấy chị Cường ngồi với đôi chân sưng húp, trước mặt để một cái khung đẩy bằng inox, tôi biết chị di chuyển nhờ cái khung này, tôi thấy ái ngại cho chị, nhưng chị vẫn vui vẻ yêu đời, chị nói chị sẽ đi họp khoá, tôi thấy ngưởng mộ nghị lực của chị quá chừng, rồi chị đứng dậy thay đồ, tôi biết chị di chuyển rất khó khăn nhưng chị chẳng nản lòng. Tôi nhìn chị và nghĩ đến con người ham hoạt động ngày nào, chị là một phật tử rất nhiệt tình, những lúc rổi rảnh chị thường đi cùng đoàn quyên góp quần áo, lương thực về cùng các bạn vô bao bì, rồi đợi chờ những chuyến xe của các nhà hảo tâm chở đi từ thiện, chị đi khắp nơi trên đất nước, từ vùng sâu, vùng xa, đến miền Cao Nguyên đầy nắng gió, chị đi từ Bắc chí Nam, nơi nào cũng không thiếu gót chân chị. Tôi nghĩ một người năng hoạt động như chị, chắc bây giờ ngội một chỗ sẽ buồn lắm lắm, nhưng chị vẫn tươi cười đầy lạc quan tin tưởng ở ngày mai.....Mười giờ ba mươi, chúng tôi đến phòng VIP 999 của nhà hàng 45 trên đường Quang Trung ( Gò Vấp) đã được anh Cường đặt trước và ngồi đợi, rồi lần lượt có chị Hoạt và cháu của chị đến. chị Hoạt ở Mỹ về, chị cũng thu xếp thời gian đến dự. Chị Hoạt trong bộ đồ đen rất mặn mà làm nổi bật làn da trắng của chị, trông thật trẻ trung và đằm thắm. Buổi họp này mỗi người đi đều có cháu hoặc con đi theo để chở. rồi chị Ái, chị Huấn, chị Huấn rất vui, nói chuyện khi nào chị cũng nhắc đến anh Huấn là người văn võ toàn tài, chị nói với lòng ngưởng mộ và hảnh diện với người chồng đã khuất, nhưng rất oai hùng, chị kể anh rất mê đánh trận, đến nỗi chị vượt cạn mấy lần cũng không có anh.....Bổng tôi nhìn ra cửa, vụt ngẩn ngơ với tà áo dài, với dáng người mềm mại uyển chuyển, thướt tha như một người mẩu, mọi con mắt đều hướng về bóng dáng áo dài, đó là chị Quý, chị rất đẹp, tôi được biết anh Quý ra đi từ lúc chị mới hai chín tuổi, một một người đẹp mà ở vậy nuôi con thờ chồng, ngần ấy năm, tôi như cảm thông cùng số phận, cùng nỗi khó khăn mà chị phải trãi qua bao tháng năm dài, vừa làm mẹ, vừa làm cha, vừa làm thầy và tranh đấu với bản thân, thật một tấm lòng son sắc hiếm có trên cỏi đời này. Rồi Chị Phan ngọc Ái, một người thật hiền lành, mộc mạc dễ gần gủiCuối cùng đến mẹ con chị Tịnh Tâm phu nhân của cố Trung Tá Trương Thanh Hưng, chị mặc bộ đồ trắng mang giày bo, như một nhà thể thao. Có cô con gái rất đẹp, tuy đã năm mươi mốt tuổi nhưng rất là trẻ như một cô gái ở tuổi ba mươi.Anh Cường đứng lên nói vài lời về ngày kỉ niệm của khoá cách đây 54 năm, về những ngày các anh ở dưới mái trường mẹ, những kỉ niệm vui buồn khó phôi phai, dù đã trôi qua bao năm tháng dài... . Lần họp này có anh Lựu từ Bình Định xa xôi cũng đến, thật quí hoá. Nhà tôi tiếp lời giới thiệu các diểm đặc trưng của khoá 18, truyền thống đoàn kết thương yêu nhau như ruột thịt và kêu gọi các cháu thường xuyên liên lạc với nhau, chia sẻ vui buồn với nhau, giúp đở nhau... Kết quả là các cháu đã chuyền tay nhau tên, địa chỉ email. facebook, cell phone,,,Một bữa tiệc nhỏ nhưng rất vui và ấm cúng, phần văn nghệ, cháu Vũ con trai đầu của anh Cường kiếm đâu ra cây đàn guitar bập bùng, rồi các cháu con anh Phan Đình Thu hát lên bài " ở lại Charlie" làm cho tất cả hai mươi lăm con người đang hiện diện nơi đây đều rưng rưng nước mắt nhất là mấy chị quả phụ, các cháu có cha đã ra đi hy sinh ngày ấy, đều lắng lòng ngậm ngùi chìm đắm theo những cung bậc cảm xúc nhớ thương...các cháu vừa hát theo, vừa thương cảm, còn các chị như mơ về những hoài niệm xa xăm, như nhớ về quá khứ oai hùng một thuở nào của người chồng anh dũng. Bản nhạc đã chấm dứt rồi mà dư âm vẫn còn vương vấn đâu đây, một thoáng buồn buồn, một thoáng nhớ nhung về quá khứ xa mờ..Tiếp theo anh Đào Thương hát hai bài một bài tiếng Anh và một bài tiếng Pháp, rồi anh hò Huế điệu Nam Ai, Nam Bình, các cháu ngưởng mộ anh vô cùng và trong ánh mắt các cháu như chạnh lòng nhớ về người cha yêu dấu của mìnhCon anh Cẩn vừa hát, vừa đàn khi vừa chấm dứt bản nhạc, anh Cường đã ngỡ ngàng thốt lên " thật hổ phụ sinh hổ tử " Thì ra thuở sanh tiền anh Cẩn là một tay chơi violon rất tuyệt. Anh Cường cũng góp vui với bài Chiều của Hồ Dzếnh, anh tuy đã trên bảy mươi mà giọng vẫn trẻ trung không bị rèAnh Cường còn bày ra mục bốc thăm, nhận bì thư, trong số bì thư có một bì độc đắc năm trăm, còn lại đều hai trăm, chị Tịnh Tâm trúng bì độc đắc, bầu không khí thật vui. Chị Quí nói " bác Cường chu đáo quá, các cháu ăn no còn có tiền đổ xăng về " Anh Đào Thương " cũng nhờ có quí bác bên kia đại dương hổ trợ"Đến phần chụp hình lưu niệm, khi các cháu được biết chiếc mũ beret của anh Đào Thương đang đội là chiếc mũ tượng trưng của khoá 18, các cháu dành nhau mượn đội chụp hình, cháu nào cũng thích....Có cô con gái anh Chiêu Liệt và cháu ngoại, cô bé rất trẻ so với tuổi, đi với con gái mà tôi cứ ngỡ là hai chị em, nhìn cháu tôi hình dung lại chị Liệt mà tôi mới gặp hôm qua, chị rất trẻ so với tuổi gần bảy mươi, đôi mắt rất đẹp không bị sụp mí, da dẻ trắng hồng không tì vết, dù lúc ấy chị không trang điểm gì.Lần này vợ chồng chúng tôi ở tân Pleiku phố núi mây ngàn, cùng quyết tâm đi họp mặt, để được gặp các chị, các cháu ở miền nam và nhân tiện xuông Vĩnh Long thăm anh Chiêu Liệt người mà mất liên lạc với anh em đồng đội gần nửa thế kỉ, người mà đã ghi vào danh sách tử trận, trong mục những cánh chim lìa đàn. Vui mừng biết bao khi ông xã tôi gặp anh, trong vòng ôm đầy xúc động, ánh mắt trao nhau đầy thương yêu. Cảm động nhất là khi chia tay, lưu luyến, vấn vương chẳng muốn rời xa, ai cũng nghĩ tuổi già, đường xa sẽ không cho phép họ hội ngộ một lần nửa, trong suy nghĩ của hai người, tuy không nói ra nhưng cùng biết đây là lần gặp gỡ cuối đời, chắc không còn có lần sau.....Có chăng chỉ gặp nhau trên điện thoại, nghe giọng nói đã phều phào và phải nói đi, nói lại nhiều lần vì đôi tai không còn nghe rõ....Cám ơn các anh VB k18, cám ơn các anh, dù xa xôi ngàn trùng cách trở, các anh đã không quên những người bạn ở quê nhà, đã tài trợ cho chúng tôi một buổi họp mặt vui vẻ, để lại trong lòng chúng tôi những kỉ niệm khó phai mờ.
Thursday, November 19, 2015
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment